Giáo dục mầm non Nhật Bản(4)- Nuôi dưỡng về mối quan hệ con người

Luyện dịch Tiếng Nhật theo chủ đề

Ở bài viết trước, mình đã dịch nội dung liên quan đến nội dung và yêu cầu đối với giáo dục Sức khỏe cho trẻ em mầm non tại Nhật Bản.

Tiếp nối nội dung liên quan đến Giáo dục Sức khỏe là yêu cầu và nội dung về Giáo dục mối quan hệ con người cho trẻ mầm non Nhật Bản. Mình nghĩ đây là những nội dung giáo dục căn bản giúp hình thành nên những tính cách đặc trưng của người Nhật.

Mời các bạn cùng theo dõi nhé.

人間関係 – Mối quan hệ giữa người với người

〔他の人々と親しみ,支え合って生活するために,自立心を育て,人と関わる力を養う。〕

[Nuôi dưỡng ý thức tự lập và bồi dưỡng cho trẻ khả năng tương tác với người khác để trẻ biết sống gần gũi với người khác và hỗ trợ lẫn nhau.]

1 ねらい – Mục tiêu

(1) 幼稚園生活を楽しみ,自分の力で行動することの充実感を味わう。

(1) Giúp trẻ tận hưởng cuộc sống mẫu giáo và trải nghiệm cảm giác thỏa mãn khi tự hành động bằng khả năng của mình.

(2) 身近な人と親しみ,関わりを深め,工夫したり,協力したりして一緒に活動する楽しさを味わい,愛情や信頼感をもつ。

(2) Giúp trẻ làm quen và gia tăng sự tương tác với những người xunh quanh, trải nghiệm niềm vui thích khi dốc sức và nỗ lực cùng hoạt động với bạn bè xung quanh, đồng thời giúp trẻ phát triển tình yêu thương và cảm giác tin tưởng.

(3) 社会生活における望ましい習慣や態度を身に付ける。

(3) Giúp trẻ có được những thói quen và thái độ tốt trong đời sống xã hội.

2 内容 – Nội dung

日本語ベトナム語
(1) 先生や友達と共に過ごすことの喜びを味わう。(1) Trải nghiệm được niềm vui khi ở chung với thầy cô và bạn bè.
(2) 自分で考え,自分で行動する。(2) Tự suy nghĩ và tự hành động.
(3) 自分でできることは自分でする。(3) Tự làm những nhiều mà bản thân có thể tự làm được.
(4) いろいろな遊びを楽しみながら物事をやり遂げようとする気持ちをもつ。(4) Hình thành được tinh thần cố gắng làm đến cùng thông qua việc chơi nhiều trò chơi khác nhau.
(5) 友達と積極的に関わりながら喜びや悲しみを共感し合う。 (5) Tích cực giao lưu với bạn bè, để chia sẻ niềm vui nỗi buồn với nhau.
(6) 自分の思ったことを相手に伝え,相手の思っていることに気付く。 (6) Nói cho người khác biết suy nghĩ của mình và nhận ra được điều đối phương đang suy nghĩ.
(7) 友達のよさに気付き,一緒に活動する楽しさを味わう。(7) Nhận ra được điểm tốt của bạn bè và tận hưởng niềm vui khi cùng nhau vui chơi.
(8) 友達と楽しく活動する中で,共通の目的を見いだし,工夫したり,協力したりなどする。(8) Trong khi chơi vui vẻ với bạn bè, trẻ tìm ra được mục tiêu chung, nỗ lực và hợp tác với nhau để thực hiện.
(9) よいことや悪いことがあることに気付き,考えながら行動する。(9) Nhận biết rằng có điều là tốt và có điều là không tốt, biết suy nghĩ khi thực hiện hành động.
(10) 友達との関わりを深め,思いやりをもつ。(10) Thắt chặt mối quan hệ với bạn bè và có sự quan tâm.
(11) 友達と楽しく生活する中できまりの大切さに気付き,守ろうとする。 (11) Trong khi sống vui vẻ cùng bạn bè, nhận ra được tầm quan trọng của các quy tắc và cố gắng giữ quy tắc đó.
(12) 共同の遊具や用具を大切にし,皆で使う。(12) Bảo quản các thiết bị vui chơi chung và cùng nhau sử dụng.
(13) 高齢者をはじめ地域の人々などの自分の生活に関係の深いいろいろな人
に親しみをもつ。
(13) Biết gần gũi với những người có quan hệ mật thiết đến cuộc sống của mình như người cao tuổi, người trong khu vực sống…


3 内容の取扱い – Xử lý về Nội dung

上記の取扱いに当たっては,次の事項に留意する必要がある。

Khi thực hiện những nội dung trên, cần lưu ý những vấn đề sau.

(1) 教師との信頼関係に支えられて自分自身の生活を確立していくことが人と関わる基盤となることを考慮し,幼児が自ら周囲に働き掛けることにより多様な感情を体験し,試行錯誤しながら諦めずにやり遂げることの達成感や,前向きな見通しをもって自分の力で行うことの充実感を味わうことができるよう,幼児の行動を見守りながら適切な援助を行うようにすること。

(1) Giáo viên cần cân nhắc đến việc, trẻ em bắt đầu xây dựng cuộc sống của bản thân mình với sự hỗ trợ của mối quan hệ tin cậy với thầy cô giáo, chính là nền tảng để trẻ tiếp xúc với người khác. Giáo viên cần dõi theo hành động của trẻ và có sự giúp đỡ thích hợp, để trẻ có thể trải nghiệm những khung bậc cảm xúc khác nhau khi chủ động tác động đến xung quanh; có được cảm giác thành tựu sau khi giải qua quá trình mày mò không bỏ cuộc đến khi đạt được kết quả và cảm giác thỏa mãn khi tự làm bằng khả năng của mình với với suy đoán tích .

(2) 一人一人を生かした集団を形成しながら人と関わる力を育てていくようにすること。その際,集団の生活の中で,幼児が自己を発揮し,教師や他の幼児に認められる体験をし,自分のよさや特徴に気付き,自信をもって行動できるようにすること。

(2) Giáo viên cần xây dựng một tập thể trong đó có thể phát huy khả năng mỗi trẻ, đồng thời nuôi dưỡng cho trẻ năng lực tương tác với người khác. Khi làm như vậy, trong cuộc sống tập thể, trẻ có thể phát huy được bản thân, có được trải nghiệm được giáo viên và những người bạn khác công nhận, nhận ra điểm mạnh và đặc điểm của bản thân và hành động một cách tự tin.

(3) 幼児が互いに関わりを深め,協同して遊ぶようになるため,自ら行動する力を育てるようにするとともに,他の幼児と試行錯誤しながら活動を展開する楽しさや共通の目的が実現する喜びを味わうことができるようにすること。

(3) Để trẻ nhỏ gắn kết sâu sắc hơn với nhau và hợp tác chơi, cùng với việc nuôi dưỡng khả năng tự hành động cho trẻ, giáo viên cần để trẻ vừa mày mò cùng những trẻ khác vừa trải nghiệm được sự thích thú khi tiến hành hoạt động và niềm vui khi thực hiện được mục đích chung.

(4) 道徳性の芽生えを培うに当たっては,基本的な生活習慣の形成を図るとともに,幼児が他の幼児との関わりの中で他人の存在に気付き,相手を尊重する気持ちをもって行動できるようにし,また,自然や身近な動植物に親しむことなどを通して豊かな心情が育つようにすること。特に,人に対する信頼感や思いやりの気持ちは,葛藤やつまずきをも体験し,それらを乗り越えることにより次第に芽生えてくることに配慮すること。

(4) Trong việc nuôi dưỡng mầm đạo đức, cùng với việc hình thành những thói quen sinh hoạt cơ bản cho trẻ, trong khi trẻ tương tác với những đứa trả khác, cần giúp trẻ có thể nhận ra sự tồn tại của người khác và có thể hành động với thái độ tôn trọng người khác. Ngoài ra, cần nuôi dưỡng cho trẻ tâm hồn tình cảm phong phú thông qua việc làm quen với thiên nhiên và các động thực vật quen thuộc. Đặc biệt, cần lưu ý rằng cảm giác tin cậy và sự quan tâm đối với người khác của trẻ sẽ dần dần phát triển thông qua việc trải qua những xung đột, vấp ngã và vượt qua chúng.

(5) 集団の生活を通して,幼児が人との関わりを深め,規範意識の芽生えが培われることを考慮し,幼児が教師との信頼関係に支えられて自己を発揮する中で,互いに思いを主張し,折り合いを付ける体験をし,きまりの必要性などに気付き,自分の気持ちを調整する力が育つようにすること。

(5) Giáo viên cần lưu ý rằng, thông qua cuộc sống trong tập thể, trẻ sẽ tăng cường giao lưu với những người khác, từ đó nuôi dưỡng được cho trẻ mầm ý thức về chuẩn mực xã hội. Trong khi trẻ phát huy bản thân với sự hỗ trợ của mối quan hệ tin cậy với thầy cô giáo, giáo viên cần giúp trẻ cùng nhau nói ra suy nghĩ của mình, biết thương lượng với nhau, nhận ra tính cần thiết của quy tắc và phát triển năng lực điều chỉnh cảm xúc của bản thân mình.

(6) 高齢者をはじめ地域の人々などの自分の生活に関係の深いいろいろな人と触れ合い,自分の感情や意志を表現しながら共に楽しみ,共感し合う体験を通して,これらの人々などに親しみをもち,人と関わることの楽しさや人の役に立つ喜びを味わうことができるようにすること。また,生活を通して親や祖父母などの家族の愛情に気付き,家族を大切にしようとする気持ちが育つようにすること。

(6) Thông qua trải nghiệm tiếp xúc, bày tỏ cảm xúc và ý định của bản thân, cùng chơi và cùng chia sẻ với những người có quan hệ mật thiết với cuộc sống của mình như người cao tuổi…, giáo viên cần giúp trẻ cảm thấy gần gũi với những người đó, cảm nhận được sự thích thú khi tiếp xúc với người khác và niềm vui khi mình có ích cho người khác. Ngoài ra, cần giúp trẻ nhận ra tình yêu thương của những thành viên trong gia đình như ông bà, bố mẹ thông qua cuôc sống hàng ngày, nuôi dưỡng cho trẻ tình cảm biết quý trọng gia đình.

コメント