Trong bài viết này, mời mọi người cùng mình tìm hiểu về Sozo Kurahashi, người được gọi là “Cha đẻ của nền giáo dục mầm non cận đại Nhật Bản” nhé.
1. 倉橋惣三についての紹介 – Giới thiệu khái quát về Sozo Kurahashi

抽出:https://www.sozo-kurahashi.or.jp/sozo/
大正から昭和にかけて活躍した日本の児童心理学者。
https://www.sozo-kurahashi.or.jp/sozo/
ドイツの教育学者で幼児教育の祖であるフレーベルの思想に影響を受け、日本の堅苦しかった保育や幼児教育を改革していった「日本のフレーベル」とも言える存在として知られています。
Sozo Kurahashi (1882-1955) là một nhà tâm lý học trẻ em người Nhật hoạt động từ thời Taisho (1912-1926) đến thời Showa (1926 – 1989).
Ông là người đã tiếp thu tư tưởng của Froebel – Nhà giáo dục người Đức người đã sáng lập ra nền giáo dục mầm non, và thực hiện cải cách hệ thống giáo dục mầm non và mẫu giáo cứng nhắc của Nhật Bản, nên còn được biết đến như là “Froebel của Nhật Bản”.
2.幼児教育に関する倉橋惣三の主な観点 – Các quan điểm chính về Giáo dục mầm non của Sozo Kurahashi
1.自由な活動と経験重視の教育理念 – Quan điểm giáo dục coi trọng trải nghiệm và hoạt động tự do
倉橋惣三は、幼児期の子どもたちが自ら学び、経験を通じて成長することを重視しました。彼は、自由遊びや体験を通じての学びが重要だと考え、それを教育活動に取り入れました。子どもたちが自分の興味や好奇心に基づいて学び、自己表現する機会を与えることで、より豊かな成長を促すと信じていました。
Sozo Kurahashi chú trọng đến việc, trẻ em trong độ tuổi mầm non sẽ tự mình học hỏi và phát triển thông qua những trải nghiệm. Ông cho rằng, việc học thông qua vui chơi và trải nghiệm tự do là quan trọng và đã áp dụng những điều này vào hoạt động giáo dục của mình. Ông tin rằng có thể thúc đẩy sự phát triển của trẻ trở nên phong phú hơn bằng để trẻ học hỏi dựa theo lòng hiếu kỳ và sở thích của bản thân, và trao cho trẻ cơ hội tự thể hiện bản thân mình.

2.個々の発達段階に応じた配慮 – Quan tâm đến từng giai đoạn phát triển của trẻ

彼の教育理念には、子どもの発達段階を理解し、その成長に適した方法で支援することが含まれています。倉橋は、子どもたちが自らのペースで学べるよう、個々の発達段階に合わせた教育プログラムの提供を重視しました。この観点は、後の幼児教育においても重要な指針となりました。
Triết lý giáo dục của Sozo Kurahashi bao gồm việc hiểu rõ các giai đoạn phát triển của trẻ và hỗ trợ chúng theo những cách phù hợp với sự phát triển đó. Ông chú trọng việc cung cấp các chương trình giáo dục phù hợp với giai đoạn phát triển của mỗi cá nhân, để trẻ có thể học theo tốc độ của riêng mình. Quan điểm này sau này cũng đã trở thành kim chỉ nam quan trọng trong giáo dục mầm non Nhật.
3.社会性の育成 – Đào tạo về kỹ năng xã hội
倉橋は、子どもたちが社会性を育み、他者と協力し合う力を培うことの重要性も強調しました。彼の教育方法は、集団での活動やコミュニケーションを通じて、子どもたちが社会的なスキルを身につけることを促進しました。
Kurahashi cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc dạy kỹ năng xã hội và bồi dưỡng năng lực hợp tác với người khác cho trẻ em. Phương pháp giáo dục của ông đã thúc đẩy việc trẻ học được các kỹ năng xã hội thông qua giao tiếp và hoạt động trong tập thể.
4.教育者の役割と責任 – Vai trò và trách nhiệm của Nhà giáo
教育者は、子どもたちが自己表現し、自主的に学ぶことをサポートする役割を担うべきだと倉橋は説いています。教育者が適切な環境や機会を提供することで、子どもたちの学びや成長を促進することができると考えています。
Kurahashi đề xuất rằng, Nhà giáo cần có trách nhiệm giúp đỡ để trẻ em có thể tự thể hiện mình và học tập một cách chủ động. Ông nghĩ rằng Nhà giáo có thể thúc đẩy việc học và sự phát triển của trẻ bằng cách cung cấp cho trẻ những cơ hội và môi trường thích hợp.
倉橋惣三の幼児教育におけるこれらの観点は、日本の教育界において大きな影響を与えました。彼の理念は、現代の幼児教育においても重要な基盤となり、子どもたちの自己表現や社会的な発達を支援するアプローチとして広く認識されています。

Những quan điểm này về giáo dục mầm non của Sozo Kurahashi đã có ảnh hưởng lớn đến lĩnh vực giáo dục Nhật Bản. Triết lý của ông cũng đã trở thành nền tảng quan trọng trong nền giáo dục mầm non hiện đại và được công nhận rộng rãi như một phương pháp hỗ trợ cho việc trẻ tự thể hiện bản thân và phát triển về mặt xã hội.
倉橋惣三の代表的な著作として挙げられるのは、『幼児教育論』です。倉橋惣三の思想を深く理解し、幼児教育に関わる教育者や研究者にとって貴重な資料となっています。
Tác phẩm tiêu biểu nhất của Sozo Kurahashi là 『幼児教育論』“Luận về Giáo dục Mầm non” . Nó là tài liệu quý giá đối với những nhà nghiên cứu và nhà giáo tham gia vào giáo dục mầm non và có hiểu biết sâu sắc về tư tưởng của Sozo Kurahashi.
コメント