Bạn có biết rằng Việt Nam không chỉ có một Bản Tuyên ngôn độc lập ?

Luyện dịch Tiếng Nhật theo chủ đề

ベトナムの独立宣言は一つだけではないこと、ご存じですか?

Ngày hôm trước, mình có đọc một quyển sách nói về Nguyễn Trãi, trong đó có nhắc đến việc Bình Ngô Đại Cáo của ông được đánh giá như là một trong 3 bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Việt Nam. 3 bản Tuyên Ngôn Độc Lập được đề cập đến đó là Nam quốc sơn hà (1076) của Lý Thường Kiệt; Bình Ngô đại cáo (1428) của Nguyễn Trãi; Tuyên ngôn độc lập (1945) của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

先日、阮廌に関する本を読みました。その本の中に、阮廌の『平呉大誥』はベトナムの3つの独立宣言の1つとみなされているという記載がありました。ここで言及されている3つの独立宣言は、李常傑の『南国山河』(1076)、阮廌の 『平呉大誥』(1428)とホーチミン主席の『独立宣言』(1945)となります。

Mình nhớ là cả 3 bản Tuyên ngôn này đều có trong chương trình học Ngữ Văn, vì vậy, chắc hẳn các bạn đã từng nghe đến ít nhất một lần, và cảm thấy quen thuộc rồi. Lần này, mời mọi người thử cùng mình dịch những thông tin liên quan đến 3 bản Tuyên ngôn này sang Tiếng Nhật thử nhé.

どれも文学国語の教科書にあるので、ベトナム人には少なくとも一度聞いたことがあり、馴染みがあるかと思います。今回は、私と一緒にこれらの独立宣言に関する情報を日本語に翻訳してみましょう。

1. Bài thơ ❝Thần❞ ❝ Nam quốc sơn hà❞ của Lý Thường Kiệt được xem là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên trong lịch sử dân tộc.

1.「神」の詩である李常傑の『南国山河』は、ベトナムの歴史上で最初の独立宣言とみなされています。

Bản Tuyên ngôn lịch sử bằng thơ này ra đời trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt. Năm 1076, 30 vạn quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy tràn sang xâm chiếm nước ta. Lý Thường Kiệt là tổng chỉ huy quân ta đã kiên cường chống lại đội quân xâm lược đến từ phương Bắc.

詩の形式で作成されたこの歴史的な独立宣言は、特別な歴史的状況の中で生まれました。1076 年に郭逵が率いる30万人の宋軍が我が国に侵攻しました。李常傑は、我が軍の総指揮者として、北からの侵略軍に断固として抵抗しました。

Ông cho lập phòng tuyến sông Như Nguyệt (còn gọi là sông Cầu) để chặn giặc, Sau đó, cho quân vây đánh chúng ở vùng biển Quảng Ninh. Nhiều trận quyết đấu đã xảy ra, do chênh lệch về lực lượng, quân Tống có thời điểm đã chọc thủng được phòng tuyến sông Như Nguyệt.

李常傑は渡河を図る宋軍を阻むために如月江に防衛線を作りました。、その後、クアンニン省の海域で敵を包囲して攻撃するように指揮しました。多くの決戦が起こりましたが、双方間の力量に差があったため、宋軍は軍は如月江の防衛線を突破することもありました。

Trước tình thế khó khăn, nhằm khích lệ tinh thần của binh sỹ và tỏ rõ chí khí của ta, Lý Thường Kiệt đã đọc bài thơ “thần”:

その困難な状況下で、兵士の士気を鼓舞し、我が国の気概を見せるために、李常傑は以下の「神」の詩を朗読しました。日本語版はこちらでご参考にしてください。

Nếu như trong hai câu đầu, tác giả khẳng định dứt khoát về chủ quyền dân tộc như là một chân lý thiêng liêng, bất di bất dịch thì hai câu sau là lời quyết chiến, quyết thắng kẻ tàu xâm lược. Trong “Nam quốc sơn hà” Lý Thường Kiệt đã thể hiện rất rõ lòng tự tin, tự hào dân tộc. Điều này được thể hiện qua giọng điệu hào sảng và việc tác giả sử dụng từ “đế” trong nguyên tác.

最初の 2 文で、李常傑はベトナムの国家主権を神聖で不変の真実であると強く肯定した一方、次の 2 文で、中国の侵略者と必死に戦い、必ず勝利を得る決意を表明しました。 南国山河』では、李常傑は自信と民族の誇りを明確に示しました。これは、勇敢な口調と「蒂」という言葉の使用によって示されています。

Từ thời Tần Thủy Hoàng, các hoàng đế Trung Quốc cho mình là chủ thiên hạ, được trời giao cho sứ mệnh trông nom muôn dân. Các nước khác chỉ là chư hầu, người đứng đầu chỉ được xưng Vương.

始皇帝の時代以来、中国の皇帝は自らを天下の主人であり、天から国民の人々を世​​話するよう命じられたと考えていたようです。他国はただの属国であり、その属国の指導者は「帝」ではなく、王としか呼べなかったです。

Lý Thường Kiệt đã không thừa nhận trật tự áp đặt đó, mà khảng khái chỉ ra rằng cũng có một hoàng đế phương Nam sánh ngang hàng với hoàng đế phương Bắc.

李常傑はその強制的な秩序の論調を認めませんでした。逆に、彼は北の皇帝と同等の位置に並べる南の皇帝も存在していることを指摘しました。

Như vậy, với tầm vóc của một bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên, “Nam quốc sơn hà” vừa khẳng định chủ quyền lãnh thổ vừa thể hiện niềm tin tất thắng dựa vào chân lý và chính nghĩa. Đó cũng chính là sự thăng hoa của tâm hồn dân tộc được hun đúc nên từ lịch sử của những cuộc chiến đấu chống xâm lăng.

そのように、ベトナムの最初の独立宣言として、南国山河』は国家主権を肯定しながら、真実と正義の勝利への信念を表現することができました。それは侵略軍との戦いの歴史で鍛えられた国家精神の昇華でもあります。

2. ❝Bình Ngô đại cáo❞ được Nguyễn Trãi viết bằng chữ Hán vào mùa xuân năm 1428.

2.阮廌は 1428 年の春に『平呉大誥』漢文で著作しました。

Tác giả đã thay lời Lê Lợi tuyên cáo với muôn dân về việc kết thúc cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược, giành lại độc lập cho nước Đại Việt.

阮廌は黎利を代表して、明の侵略者に対する抵抗戦争を終わらせ、大越(ベトナム)の独立を回復したことを国民に公示しました。

Nếu như trong “Nam quốc sơn hà”, Lý Thường Kiệt khẳng định chủ quyền của dân tộc bằng một niềm tin nhuốm màu huyền thoại (Định phận tại sách trời), thì hơn 3 thế kỷ sau Nguyễn Trãi đã chứng tỏ điều đó bằng những luận cứ khoa học và sự thật lịch sử đầy tính thuyết phục:

南国山河』の中で、李常傑が神秘的な信念(豁然と定め分かつと天の書にもある)で国家の主権を肯定した一方、3世紀以上の後、阮廌は説得力のある論拠と歴史的事実でそれを証明しました。

Nguyễn Trãi đã nhấn mạnh những điều chứng tỏ quyền độc lập, tự chủ của dân tộc: Nước ta đã có một nền văn hiến lâu đời, có bờ cõi riêng, có phong tục riêng, có các triều đại sánh ngang với phương Bắc.

阮廌は、国家の独立と自治の権利を証明する要素を強調しました。それは、我が国には北に匹敵する長年の文明、固有の領土、独自の習慣及び諸王朝があるということです。

Từ “Bình Ngô đại cáo” có thể thấy được toàn cảnh cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược vô cùng gian khổ nhưng rất đỗi hào hùng của nhân dân ta. Tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất, không ngại khó ngại khổ ấy được dựa trên nền tảng vững chắc của lập trường chính nghĩa:

“Đem đại nghĩa để thắng hung tàn

Lấy chí nhân để thay cường bạo”.

『平呉大誥』を通して、明の侵略者に対する我が国の、困難や苦しみに満ちたが非常に英雄的な抵抗戦争の全場面を見ることができます。その困難や苦労を恐れない不屈の闘志は、正義の強固な基盤に基づいて形成されました。

“Bình Ngô đại cáo” cho đến nay vẫn được xem là áng “thiên cổ hùng văn” bởi sự kết hợp, hoà quyện nhuần nhuyễn giữa cảm hứng chính trị và cảm hứng nghệ thuật.

政治への関心と芸術的興感を組み合わせた流麗な表現により、『平呉大誥』は現在でも「千古の雄文」と評価されています。

3. Bản  ❝Tuyên ngôn độc lập❞ của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

3.ホーチミン主席の『独立宣言』

Ngày 19/8/1945 cuộc cách mạng tháng 8 thành công, chính quyền thuộc về tay nhân dân. Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản “Tuyên ngôn độc lập” trước đông đảo quốc dân đồng bào khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

1945 年 8 月 19 日、8 月革命が成功し、苦労の末、政権は人民のものとなりました。 1945 年 9 月 2 日、歴史的なバーディン広場で、ホーチミン主席は、ベトナム民主共和国を建国すると表示するために、大勢の同胞の前で『独立宣言』を読み上げました。

Tuyên ngôn độc lập vừa là văn kiện chính trị quan trọng của dân tộc vừa là tác phẩm văn chính luận có giá trị lớn. Theo Trần Dân Tiên thì đó là “kết quả của bao nhiêu hy vọng, gắng sức và tin tưởng của hơn hai mươi triệu nhân dân Việt Nam”. Tuyên ngôn độc lập đã khẳng định quyền độc lập của dân tộc dựa trên công lý về quyền con người.

『独立宣言』は、ベトナムの重要な政治文書であると同時に、非常に価値のある政論作品でもあります。この文書について、Tran Dan Tien氏は、「2,000万人以上のベトナム国民の多大な希望、努力、そして信頼の結果」であると述べました。『独立宣言』は、人権の正義に基づいて国家の独立権を肯定しました。

Chủ tịch Hồ Chí Minh đó khéo léo viện dẫn lời của hai bản Tuyên ngôn của hai nước lớn có truyền thống dân chủ, bình đẳng nhưng lúc bấy giờ đang đi ngược lại những nguyên tắc của cha ông mình là “Bản tuyên ngôn độc lập” năm 1776 của Mỹ và “Tuyên ngôn nhân quyền năm 1791 của Pháp”.

ホーチミン主席は、民主と平等の伝統を持っているが当時自分の祖先の原則に反した2大国の2つの宣言の言葉を巧みに引用しました。それは、アメリカの1776年の『独立宣言』とフランスの1791 年の『人間と市民の権利の宣言』です。

“Tuyên ngôn độc lập” của Mỹ năm 1776 đã ghi rõ: “Mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ có những quyền không ai có thể xâm phạm được. Trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.

アメリカの1776 年の『独立宣言』には、次のように明確に記載されています。「全ての人間は平等に作られている。人類はその創造者によって奪う事の出来ない権利が授けられている。それらは生命、自由、そして幸福の追求である。」

Tuyên ngôn của Pháp cũng nhấn mạnh: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn luôn  được tự do và bình đẳng về quyền lợi”, đó thực sự là “những lẽ phải không ai chối cãi được”.Điểm sáng tạo đồng thời là tư tưởng cốt lõi trong Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh là việc khẳng định quyền con người và quyền độc lập dân tộc không thể tách rời nhau.“Nước mất nhà tan”, có độc lập dân tộc mới có quyền con người.

フランスの独立宣言でも「全ての人間は自由として、平等な権利を持って生まれている。それらは否定出来ない真実である。」と強調しました。ホーチミン主席の独立宣言にある独創的な点で、コア的な思想になるのは、人権と国家の独立が切り離せないものであるという主張です。「国を失うと、家も無くなる」ことから、国家の独立権があってから、人権が与えられます。

Tư tưởng đó cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Tuyên ngôn độc lập ca ngợi tinh thần đấu tranh của nhân dân Việt Nam suốt chặng đường lịch sử với tinh thần kiên cường, gan góc. Từ các phong trào nổi dậy của Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, các phong trào yêu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh đến thời kỳ cách mạng vô sản. Tất cả đều hướng đến một mục tiêu cao nhất: giành độc lập cho dân tộc. Kết thúc bản Tuyên ngôn, Hồ Chớ Minh đã chỉ ra: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đó trở thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tinh mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.

その思想は、今までも不変の価値を持っています。独立宣言は、歴史を通じて立ち直る精神と勇気を持った、ファン・ディン・フン、ホアン・ホア・タムの蜂起運動から、ファン・ボイ・チャウ、ファン・チャウ・チンの愛国運動からプロレタリア革命の時代までの闘争心を称賛しています。全員は全て一つの目標に目を向いています。それは、民族の独立を回復するためことです。独立宣言の終わりとして、ホー・チョ・ミン主席は、「ベトナムは自由で独立した国である権利を持っている。そして実際すでにそうなのである。全てのベトナムの人々は全ての彼らの肉体的および精神的な強さを動員する決心を、そして彼らの独立と自由を保護するために彼らの命と資産を犠牲にする覚悟を固めている」と主張しました。

参考文献:https://giaoduc.net.vn/nhung-ban-tuyen-ngon-doc-lap-trong-lich-su-dan-toc-post170554.gd

コメント