Tại Nhật, Lễ Phật Đản, hay còn được gọi là Lễ hội Hoa (Hana Matsuri), thường được các Chùa tổ chức vào ngày 8/4 Dương lịch( cũng có nơi tổ chức vào ngày 8/4 Âm lịch) .
日本では、花祭りは4月8日に寺院で開催されることが多いです。旧暦4月8日に行われることもあります。

Trong dịp này, người ta sẽ dựng một đài hoa thể hiện cho Vườn Lâm Tỳ Ni – nơi Đức Phật đản sanh, rồi an trí tượng Phật đản sanh nhỏ ở trên đó. Người tham dự lễ Phật đản sẽ tắm Phật bằng một loại nước trà, được gọi là trà ngọt (Amacha – loại trà có vị ngọt vốn có chứ không thêm đường), hoặc nước có hương thơm, từ phía trên đầu của tượng Phật đản sanh để chúc mừng ngày Phật đản sanh. Mình nghĩ rằng việc tắm Phật bằng trà ngọt là một điểm khác biệt so với ở Việt Nam.
花祭りでは、お釈迦さまが生まれたルンビニの花園を表した花御堂(はなみどう)が作られ、その中にお釈迦さまの誕生仏が安置されます。参拝者は誕生仏の頭上から甘茶(甘味料を加えるのではなく、そのものに甘味がある飲み物)、あるいは香水を注いで、お釈迦様の誕生をお祝いします。甘茶で浴仏を行うことは、ベトナムの仏生会における作法と違う点だと思います。

出典:https://yamatoji.nara-kankou.or.jp/01shaji/02tera/01north_area/todaiji/event/lrhfttbjvj/
Vậy tại sao người ta lại dùng trà ngọt chứ không phải loại trà khác nhỉ ?
なぜ、他のお茶ではなく、甘茶を使うのでしょうか?
Việc người Nhật dùng trà ngọt cũng bắt nguồn từ truyền thuyết Phật Giáo rằng, khi Phật Thích Ca đản sanh thì có 9 con Rồng xuất hiện phun mưa nước cam lộ làm nước tắm cho Phật.
日本人が誕生仏の頭上に甘茶をかけることも、お釈迦さまが生まれた時に、天に9頭の龍が現れ、甘露の甘い水を吐き、洗い清めたという仏教の伝説に由来したのです。
Ngoài ra, người ta tin rằng uống trà ngọt trong dịp Lễ Phật đản sẽ có thể được bình an mạnh khỏe, nên cũng có Chùa sẽ phát cho người tham dự lễ Phật đản trà này để uống.
また、花祭りに甘茶をいただくと無病息災で過ごせるとも言われているため、寺院では甘茶が配られることもあります。
Tiếp theo, mình xin giới thiệu về nguyên liệu món ăn chay thường dùng trong lễ Phật Đản tại Nhật.
次に、日本の花祭りに好まれる精進料理の食材についてご紹介していきたいと思います。
(Nguồn trích dẫn/出典:https://www.fukiya-meals.co.jp/food-education-column21-7/)
- Măng たけのこ
- Vì hình tượng măng mọc từ dưới đất lên và vươn thẳng lên trời giống với hình ảnh về Phật Thích Ca đản sinh, và măng còn có tên gọi khác là “Phật Ảnh Sơ” (Rau có hình ảnh như Phật), nên đây là món ăn hay được làm trong dịp Phật Đản.
- 『筍は土の中から姿を現しすっくと成長する姿が仏様に似ている事から、別名「仏影蔬(ぶつえいそ)」とも言われ、花まつりに好まれます。』
- Đậu tằm 空豆
- Loại đậu này còn có tên khác là “Đậu Phật”(vì khi mọc đầu của loại đậu này vươn thẳng lên phía trời), và thời điểm lễ Phật đản bên Nhật cũng là thời gian bắt đầu vào mùa của loại đỗ này, nên nó là một nguyên liệu nấu ăn rất phù hợp với lễ Phật đản.
- 『この時期に旬を迎える空豆は別名「仏豆」とも呼ばれ、花まつりにぴったりの食材です。』
- Aralia cordata (Thổ đương quy) ウド(独活)
- Đây là một loại rau dại có vào mùa này. Chữ Hán của loại rau này là ĐỘC HOẠT(独活), nó giống như truyền tải câu nói của Phật Thích Ca đã nói khi đản sanh “THIÊN THƯỢNG THIÊN HẠ DUY NGÃ ĐỘC TÔN ”, vì vậy, nó hay được dùng vào dịp lễ Phật đản.
- 『ウドもこの時期旬を迎える山菜です。うどは漢字で「独活」と書き、お釈迦様がおっしゃったとされる「天上天下唯我独尊」に通じることから、花まつりに好まれます。』
- Bánh giầy ngải cứu よもぎ餅
- Trong các dịp Lễ Phật đản từ xưa, người Nhật đã có phong tục dâng cúng Phật Bánh giầy ngải cứu. Ngày xưa, các gia đình thường sử dụng lá ngải cứu được hái từ trên núi để làm bánh giầy ngải cứu cúng Phật, cho nên đến hiện nay, món bánh ngải cứu vẫn là món thường được ăn trong dịp lễ Phật Đản.
- 『古くから花祭りには、「よもぎ餅」を仏様にお供えする習わしがありました。
山で摘んできた「よもぎ(蓬)」を使い、各家庭で作るのが一般的であったことから、現在でも「草団子・草もち、よもぎ餅」がよくふるまわれています。』

参考文献:

コメント